H&H JEWELRY - Thương hiệu chế tác trang sức cao cấp hàng đầu Việt Nam
Đá quý là loại trang sức có sức hấp dẫn mãnh liệt không chỉ dành cho chị em mà còn là niềm khát khao của toàn nhân loại, đó là biểu tượng của sự giàu có và quyền uy. Vậy đá quý là gì? Nguồn gốc của đá quý từ đâu? Phân loại đá quý ra sao? Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý như thế nào? Hãy cùng H&H tìm hiểu cặn kẽ
Đá quý là gì?
Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng vật hiếm có được khai thác từ thiên nhiên. Loài người đã phát hiện ra các khoáng vật đặc biệt này từ hàng ngàn năm trước và bắt đầu gia công chế tác để tạo ra những món trang sức thể hiện đẳng cấp riêng của mình.
Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Thường là trong những đợt phun trào núi lửa, những chuyển động địa kiến tạo khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Những loại magma có thành phần khác nhau sẽ thành tạo những loại đá quý, khoáng vật khác nhau. Những khoáng vật có tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền, độ hiếm cao thì được xếp vào nhóm đá quý hoặc đá bán quý.
Phân loại đá quý
Hiện nay, đá quý dựa vào màu sắc và đặc tính để phân loại. Cụ thể như sau:
Đặc tính: Hiện nay trên thế giới có hơn 3 nghìn loại khoáng vật, nhưng chỉ có tầm khoảng 100 loại khoáng thạch được thích hợp cho việc gia công đá quý. Trong đó có 5 nhóm đá quý chính thống gồm:
Tuy nhiên một số quốc gia còn có thêm Ngọc Mắt Mèo, Cẩm Thạch Hoàng Gia, Ngọc Đổi Màu Alexandrite.
Màu sắc: Một số loại đá quý có thành phần khoáng chất tương tự như nhau, vì thế người ta sẽ dựa vào màu sắc để phân biệt chúng. Cụ thể như Sapphire & Hồng Ngọc đều là khoáng vật của corundum. Nhưng những khoáng vật có màu đỏ thì mới được gọi là Hồng Ngọc, còn những màu khác gọi là Sapphire (Lam Ngọc).
Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý
Độ hiếm
Người dùng luôn có tư duy là đi đôi với quý hiếm, vì thế đồ gì càng hiếm thì càng quý. Một trong những viên đá quý nhất hiện nay là đá Alexandrite xuất xứ ở Nga. Đây là loại đá quý có thể thay đổi về màu sắc và có giá trị lớn hơn nhiều so với kim cương. Ở những thế kỷ trước thì Thạch Anh Tím cũng là loại đá quý hiếm nhưng từ thế kỷ XX cho đến nay, Thạch Anh Tím đã tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế mà giá của Thạch Anh Tím đã giảm xuống đáng kể
Độ bền
Đá quý hay bất kỳ một sản phẩm cao cấp nào đều đánh đánh giá tiêu chuẩn qua độ bền. Bởi đá quý có độ bền cao sẽ giúp tránh được những tác động từ bên ngoài như va đập, rơi xuống đất, tiếp xúc với hóa chất…Sản phẩm đá quý không chỉ đẹp, mà còn phải đảm bảo độ bền về mặt hóa học, độ cứng và độ dai
Tính thẩm mỹ
Đẹp luôn là tiêu chí hàng đầu của người dùng đánh giá được giá trị và chất lượng của đá quý. Tiêu chuẩn đẹp được quy định về độ trong suốt, màu sắc, phản chiếu ánh sáng. Cụ thể
Màu sắc đá quý càng tươi, màu sắc đậm thì viên đá quý càng đẹp và càng có giá trị cao như Ruby, Phỉ Thúy, Sapphire, hay Emerald Ngọc Lục Bảo là những viên đá có màu sắc đẹp nhất hiện nay.
Độ trong suốt của viên đá: Không bị nứt, không có tạo chất, độ trong suốt càng cao thì viên đá càng có giá trị. Độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng luôn cuốn thị giác của người dùng thì viên đá đó càng có giá trị.
Kích thước
Ngoài các tiêu chuẩn đẹp, độ bền, độ hiếm ra thì kích thước cũng là tiêu chuẩn định giá đá quý. Những viên đá quý có kích thước càng to thì giá tiền càng lớn. Ví dụ như viên đá quý 20mm sẽ đắt hơn viên 19mm, 18mm, 10mm. Lưu ý mỗi viên đá qúy có kích thước tăng lên gấp 2 thì sẽ tăng gấp đôi số tiền. Vì thế, dù viên đá quý chênh lệch nhau 1mm thì giá tiền cũng sẽ tăng lên rất nhiều.
Khối lượng
Khối lượng tiêu chuẩn cả viên đá quý được tính là carat (1ct = 0,2g). Khối lượng viên đá quý càng lớn, càng quý thì càng có giá trị cao.